Có về không em ơi!

25.01.2021
Mỹ An

Có về không em ơi!

Ơi khoảnh khắc khúc giao mùa thao thiết.

Thị trấn nghiêng nghiêng chào

cánh mai vàng

Bánh tét nhà bên bếp lửa chưa tan

Người xa xứ quay về vui ngày tết.

 

Ơi cảm xúc có bao giờ nói hết!

Bước chân nào dừng lại lối đi qua.

Ở quê nhà phố huyện nở đầy hoa

Kỷ niệm xưa bây giờ còn lảng vảng...

 

Một thoáng buồn mây trôi về bảng lảng.

Ký ức xanh ba mươi tết đến rồi.

Thuở thiếu thời tết còn mãi trong tôi

Chiếc áo mới mẹ mua giờ đã cũ.

 

Ngày xưa tết có bao giờ là đủ

Nhưng xuân sang đã đầy ắp trong đời

Để bao mùa xuân nhớ quá em ơi!

Xa quê đến tết về em có biết.

 

Có về không, em ơi mùa tha thiết?

Xuân trong ta giờ chín đã lâu rồi.

Đêm giao thừa ấm giọt rượu trên môi

Cánh mai vàng khoe sắc ở nơi nơi!

Tiên Phước, Xuân Tân Sửu - 2021

M.A

Bài viết khác cùng số

Ký ức ngày XuânTản mạn bên chén trà xuânNhớ mãi Tết năm đóGóp vào cuốn sổ tay đường phố Đà NẵngBàn tròn văn nghệ đầu xuân Tân Sửu80 Xuân trước: xuân Tân Tỵ - 1941CHUYẾN XE TRÂU ngày giáp TếtBóng xuân xanhĐãi KIẾN một bữaMột lần Tết quê ngoạiCuộc điện thoại bất ngờ trong mùa dịch CovidTừ CON TRÂU đến MỤC ĐỒNGNăm Sửu kể chuyện trâu trong quan niệm của người CơtuMột ngày trong mùa TếtDấu ấn thời gianTết, nhớ nhàRiêng cho Đà NẵngXuân vềXuân về trong ý mẹĐóa xuân lòngMãi mãi mùa xuânThơ cho mùa xuânCắt tóc cuối nămXuân tái sinhNguyên ĐánKhúc mộc tháng GiêngCó về không em ơi!Nụ xuân trên ánh mắtMùa xuân mớiNgày xuân nõnCó một cuối năm ở Đà NẵngMai về Trường SaNgày mùa xuânĐà Nẵng ân tìnhChiều Sơn TràLên Vọng Hải ĐàiVới Đà NẵngKỷ vậtKhoảnh khắcThơ tặng bạn thơTriền hoa cải bên sôngMẹ ơi!Không lờiĐánh mấtKhông đềBóng xuânMùa xuân trong nỗi nhớCảm nhậnMùa xuânEm giấu trong đêm xuân...Cái lọ hoaChùm thơ HaikuGốc mai vườn mẹ; Sao đổi ngôiHoa cỏ tranhSayBài ca gieo hạtĐòi trả nụ hônLời nhắn nhủNhững mạch gạch Tháp xuânNói đi em...“Dấu xưa” - Tập truyện ngắn của Lương Hoàng HạcHọa sĩ Dư Dư và hành trình của “Lửa”Ngày xuân nhớ Xuân DiệuNghĩ về những ca khúc Xuân sau 1975Hiện tượng Nguyễn Xuân SanhMai trong bài “Cáo tật thị chúng” có phải là mai chưng Tết?Hình tượng con trâu trong văn học Việt NamCon trâu trong nghệ thuật cổ Champa: mối liên kết của người với thần linhHình tượng con trâu trong nghệ thuật tạo hìnhThơ là những tình khúcTrâu và senChào xuân Tân SửuHương xuânChờ xuânXuân về trên phố