Tinh hoa thơ Việt

05.05.2009

Tinh hoa thơ Việt

(Nhiều tác giả - NXB Hội nhà văn 2008)
 

Với mong muốn có bộ “Tuyển tập thơ Việt Nam” hoàn chỉnh, nhà xuất bản Hội Nhà văn đã tổ chức sưu tập những bài thơ có giá trị của đội ngũ thơ Việt Nam, nhằm làm tài liệu chuẩn bị cho các nhà biên soạn làm việc, vì vậy Tủ sách “Tinh hoa thơ Việt” ra đời.

Tủ sách sẽ được thực hiện trong nhiều năm. Mỗi tập gồm có 10 nhà thơ, mỗi nhà thơ có khoảng 25 bài thơ được tập hợp. Cho đến cuối năm 2008, nhà xuất bản đã giới thiệu được 3 tập với 30 nhà thơ. Theo nhà xuất bản, sự hiện diện của các nhà thơ trong tập này hay tập kia không phải theo “ngôi thứ văn chương”. Bởi vì chỉ có thời gian và độc giả mới xác lập điều đó. Nhà xuất bản chỉ xin phép sưu tầm và giới thiệu lần lượt. Những tác giả nhà xuất bản xin được bản quyền sẽ được giới thiệu trước. Các tác giả tự chọn thơ của mình là chính, nhà xuất bản chỉ góp phần khách quan tuyển lựa trên cơ sở bản thảo tác giả gửi đến.

Với tủ sách “Tinh hoa thơ Việt”, mỗi nhà thơ sẽ được giới thiệu rõ nét hơn, dễ nhận ra phong cách hơn. Đây là một việc làm rất có ích của người biên soạn, tổ chức bản thảo và nhà xuất bản Hội Nhà văn.

                                    Hồng Hoa

 

Với mong muốn có bộ “Tuyển tập thơ Việt Nam” hoàn chỉnh, nhà xuất bản Hội Nhà văn đã tổ chức sưu tập những bài thơ có giá trị của đội ngũ thơ Việt Nam, nhằm làm tài liệu chuẩn bị cho các nhà biên soạn làm việc, vì vậy Tủ sách “Tinh hoa thơ Việt” ra đời.

Tủ sách sẽ được thực hiện trong nhiều năm. Mỗi tập gồm có 10 nhà thơ, mỗi nhà thơ có khoảng 25 bài thơ được tập hợp. Cho đến cuối năm 2008, nhà xuất bản đã giới thiệu được 3 tập với 30 nhà thơ. Theo nhà xuất bản, sự hiện diện của các nhà thơ trong tập này hay tập kia không phải theo “ngôi thứ văn chương”. Bởi vì chỉ có thời gian và độc giả mới xác lập điều đó. Nhà xuất bản chỉ xin phép sưu tầm và giới thiệu lần lượt. Những tác giả nhà xuất bản xin được bản quyền sẽ được giới thiệu trước. Các tác giả tự chọn thơ của mình là chính, nhà xuất bản chỉ góp phần khách quan tuyển lựa trên cơ sở bản thảo tác giả gửi đến.

Với tủ sách “Tinh hoa thơ Việt”, mỗi nhà thơ sẽ được giới thiệu rõ nét hơn, dễ nhận ra phong cách hơn. Đây là một việc làm rất có ích của người biên soạn, tổ chức bản thảo và nhà xuất bản Hội Nhà văn.

                                    Hồng Hoa

 

Sau hơn 40 năm làm thơ, nhà thơ Chim Trắng đã xuất bản nhiều tập thơ để lại không ít ấn tượng cho người đọc. Cỏ khóc dưới chân tôi (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn) in sau các tập thơ Tên em rực rỡ vô cùng, Đồng bằng tình yêu, Một góc quê hương, Khi tình yêu lên tiếng, Nhân có chim sẻ về, Những ngả đường... là sự kết tụ của lòng say mê góp nhặt những cảm xúc, tình yêu từ cuộc sống để viết nên những dòng thơ bằng một phong cách riêng đầy tâm trạng.

Tập thơ là chuỗi dài những tâm trạng sâu lắng bộc lộ những ký ức hoài niệm, tiếc nuối, triết lý nhân sinh  biểu hiện qua từng câu chữ thoáng đạt và khá táo bạo của thể thơ tự do và từ đó làm bật lên một tâm hồn thơ luôn trăn trở với đời. "Mỗi đêm vớt chút ưu phiền/ Mỗi ngày tóc thêm sợi rụng" (Chợt nở hoa quỳnh). Có thể cảm nhận nỗi dằn vặt mỗi đêm, mỗi ngày đó là cảm xúc rất riêng của nhà thơ trước cuộc đời, sự đời qua kỷ niệm về một bức ảnh màu, một khoảng lặng tha thiết khi nhớ về một bờ kinh, những mùa gió chướng hay nỗi niềm day dứt của ký ức thời bom đạn chiến tranh với những mất mát đau thương và cả những dằn vặt trước những tiêu cực trong cuộc sống: "Bom lại nổ giữa trời không bom đạn nổ/ Danh lợi, dối lừa, âm mưu, phản bội/ Rượu trong ly sủi bọt khóc - ly tràn" (Khóc ly tràn)... Hãy còn nhiều những điều khác hơn thế nữa trong Cỏ khóc dưới chân tôi nếu ta tìm đến với tập thơ.

Cỏ khóc dưới chân tôi nếu chỉ đọc qua sẽ có cảm nhận khó nhớ và không có gì đặc biệt song ẩn sau những con chữ là sự gửi gắm tâm trạng và sự chia sẻ nỗi niềm của người làm thơ với độc giả: "Thả hết lòng mình làm cây thông trụi lá/ Hát nửa đời người chưa dứt một bài ca" (Chưa dứt một bài ca). Và đó cũng chính là mong muốn đi đến tận cùng của sự giải bày của tác giả khi xuất bản tập thơ.

                                    Lê Lan