Tiễn biệt nhà thơ Tế Hanh
THANH QUẾ
Lời người viết: Nhà thơ Tế Hanh (20/6/1921-16/7/2009) là người thầy của tôi, là nhà thơ có nhiều kỷ niệm với tôi, tôi xin viết một số kỷ niệm, suy nghĩ của tôi về ông với độc giả Đà Nẵng, những người rất quen thuộc với thơ ông vào lúc đau buồn để tiễn biệt ông đi xa…
T.Q
TẾ HANH VỚI ĐÀ NẴNG
Nhà thơ Tế Hanh rất nặng tình nặng nghĩa với Đà Nẵng. Người vợ đầu của ông là người Đà Nẵng, bà Bùi Đặng Hà Thị Phụng. Hai người đã có chung một giọt máu: Trần Ý Nhi, con gái ông. Trước cách mạng Tháng tám 1945, Tế Hanh dạy học ở Đà Nẵng. Sau khi ta cướp chính quyền, thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời, ông là Ủy viên Giáo dục (như là Giám đốc Sở Giáo dục bây giờ), nhà văn Nguyễn Văn Bổng là Ủy viên Tuyên truyền. Ông tham gia kháng chiến cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu. Ông đã viết trường ca “Thành Thái Phiên” đến nay nhiều người vẫn còn nhớ lại và xúc động, nó gợi lên không khí hào hùng của những ngày đầu kháng chiến ở quê hương Đà Nẵng:
Thành Thái Phiên súng đạn nổ vang lừng
Đất lịch sử nghe linh hồn chảy máu
Đoàn vệ quốc cắn răng thề chiến đấu
Mưa liên thanh đại bác xối quanh mình
…Thành Thái Phiên đắm mình trong khói lửa
Đất anh hùng lần nữa quyết hy sinh.
Và sau này, ông vẫn viết nhiều bài thơ về Đà Nẵng in trong các tập thơ của ông.
Tôi nhớ năm tôi lên 10, đang ở trường học sinh miền
Trên đường về nhà, tôi cứ thấy buồn, nhớ, nhớ cha mẹ, nhớ nhà, nhớ quê, day dứt mong gặp lại những người thân. Buổi chiều ấy tôi không chơi đá bóng nữa mà cứ thẩn thơ ra vào. Ngay khi ấy, tôi thấy thơ có cái gì thật là lạ. Nó nói giúp cho mình những gì mình không nói được với người khác, mình không viết được trong thư. Từ đó, tôi không la cà chơi nhông nữa mà lên thư viện nhà trường mượn sách thơ để đọc. Từ thơ, tôi đọc đến văn và nghiến ngấu bất cứ sách gì có ở thư viện. Tôi thấy sách cho tôi những hiểu biết cao hơn những gì tôi nghe, tôi nhìn thấy trong cuộc sống.
Từ đó, tôi bắt đầu tập làm thơ để nói lên tình cảm của mình với quê hương, cha mẹ, anh em cũng như bạn bè thầy cô trong trường. Tôi tập làm thơ trong cuốn vở học sinh, lầm thầm viết, lầm thầm đọc một mình, không dám cho ai biết.
Vào năm lớp 7, lúc này tôi học ở trường học sinh miền
Nghe theo lời nhà thơ, suốt đời tôi đã tự học, tự học không ngừng, không những về thơ, văn mà còn nhiều thứ khác nữa để hỗ trợ cho mình trong sáng tác.
Tế Hanh là một người rất khiêm nhường, khi sáng tác xong bài thơ nào, ông thường đưa cho đồng nghiệp- kể cả các bạn trẻ như chúng tôi góp ý.
Có lần ông nói với tôi: “trong đoạn thơ sau ở bài “Gửi miền Bắc”:
Nhớ Khu Năm tôi đi vào Khu Bốn
Hai anh em ruột thịt của miền Trung
Đỉnh đèo Ngang hồn tôi mây gió cuộn
Muối xát lòng tôi trên bến Cửa Tùng
Câu Đỉnh đèo Ngang hồn tôi mây gió cuộn là câu thơ chú không thích, nó có vẻ diêm dúa quá, không hợp với chất giọng đoạn thơ, bài thơ nhưng chú chữa không được đành để thế. Cháu và các bạn cháu có ai chữa giúp cho chú thì nói nhé”.
Có lần nhân nói chuyện về thơ, khi nhắc đến nhà thơ Thanh Thảo, ông nói:
- Ở Quảng Ngãi của chú có hai nhà thơ xứng đáng là nhà thơ là Bích Khê và Thanh Thảo thôi.
- Sao chú nói vậy, còn chú thì sao?
- Chú chỉ là cái gạch nối (-) giữa Bích Khê và Thanh Thảo mà thôi.
Ông nói thế rồi gật đầu: “Đúng thế, chú chỉ là cái gạch nối mà thôi”.
Vào mùa hè năm 1995, Tế Hanh vào Đà Nẵng chủ trì Ban biên soạn tập “Thơ miền Trung thế kỷ XX” do Nhà xuất bản Đà Nẵng thành lập để thông qua lần cuối tập sách này. Trong dịp đó, Nhà xuất bản Đà Nẵng xin in một tập tuyển hay một tập thơ nào đó của ông. Ông hỏi tôi:
- Theo ý cháu thì nên in tập nào?
Tôi thưa:
- Theo cháu thì chú có 2 tập thơ được nhiều người ưa thích là Hoa Niên và Gửi miền Bắc. Chú nên tái bản Gửi miền Bắc vì nó in cũng lâu rồi.
Ông nói:
- Cháu viết cho chú vài lời.
Tôi không dám nhận viết lời giới thiệu mà nhận viết lời bạt. Khi nói đến thơ tình của Tế Hanh thì tôi mạo muội nghĩ: Nếu nói thơ tình là tiếng lòng của người con trai nói với người con gái hay ngược lại thì ở nước ta có 2 nhà thơ đúng là người viết thơ tình đó là Nguyễn Bính và Tế Hanh. Tôi nghĩ rằng, Xuân Diệu không phải là người viết thơ tình mà chỉ định nghĩa về tình yêu mà thôi (như Yêu là chết ở trong lòng một ít hay bài Biển, ví biển và bờ như trai và gái hôn nhau chứ không nói trực tiếp.) Còn các nhà thơ khác như Huy Cận, Hàn Mặc Tử…cũng có ít bài thơ tình, nhưng chủ yếu họ dùng cách viết như về tình yêu để nói về triết học hay vấn đề khác.
Khi viết xong bài, tôi gửi cho Tế Hanh xem. Ông gửi trả lại bản thảo và viết thư đại ý nói: Mắt chú yếu nên không xem trực tiếp được, phải nhờ cô (vợ ông) đọc. Chú thấy cả bài viết thì được, riêng chỗ đánh giá ở Việt
Sau này, tôi vẫn giữ ý kiến của mình, không biết mắt ông yếu, ông có đọc lại không mà không thấy ông nói gì nữa.
Ngày còn sống, nhà thơ Trần Vũ Mai thường nói với tôi:
- Theo mình, ở Việt
Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài
(Nông trường cà phê)
Hay:
Phố này anh đến tìm em
Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây
Anh theo các phố đó đây
Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em
(Hà Nội vắng em)
Thì tôi chưa thấy nhà thơ nào viết hồn nhiên thế cả. Cũng với cách nghĩ, cách cảm hồn nhiên ấy, nhưng có lúc thơ ông ở độ khái quát, triết lý cao:
Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị
Tận chân trời mây núi có chia đâu
Người ta tặng cho Tế Hanh những tên thật đẹp “nhà thơ của quê hương”, “nhà thơ của nỗi buồn con người”, “nhà thơ của xa cách nhớ nhung”. Mọi biệt danh ấy đều đúng cả, bởi vì trên hết và trước hết ông là nhà thơ thiên bẩm, “là nhà thơ đúng là nhà thơ” như bạn tôi, nhà thơ Trần Vũ Mai quá cố đã từng nói…
Đà Nẵng 7-2009
T.Q