“Đơbuytxi (Debussy) yêu nhạc hát bộ
Achille-Claude Debussy (22 tháng 8 năm 1862 - 25 tháng 3 năm 1918) là một nhà soạn nhạc người Pháp nổi tiếng. Ông được coi như nhà sáng tác nổi bật nhất trong trường phái âm nhạc ấn tượng (mặc dù bản thân ông không thích thuật ngữ này được dùng để miêu tả những sáng tác của mình) Ông là tên tuổi lớn trong nền âm nhạc châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông đã để lại nhiều tác phẩm kinh điển cho âm nhạc Pháp thời kỳ này, chủ yếu là các bản giao hưởng, nhạc thính phòng và các bản solo piano.
Non Nước giới thiệu bài viết “Đơbuytxi (Debussy) yêu nhạc hát bộ” của Trương Đình Quang nói về tình cảm của ông với âm nhạc hát bộ Việt Nam tại Hội chợ triển lãm năm 1889 ở Paris.
Đơbuytxi yêu nhạc hát bộ
Ở Hà Nội, cuối những năm 50 của thế kỷ trước, cộng tác với ban nghiên cứu của Đoàn hát bộ Liên khu 5 (sau này là Nhà hát ngành hát bộ Việt Nam), nhóm nhạc sĩ miền Trung - Phan Huỳnh Điểu, Vân Đông, Văn Cận, Lê Cường, Trần Hồng và tôi - có điều kiện tiếp tục nghiên cứu nhạc hát bộ và dân ca Miền Nam Trung Bộ.
Các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Lê Yên, Tô Vũ, Hoàng Kiều và Nguyễn Viết cũng rất quan tâm đến thể loại sân khấu cổ truyền dân tộc này.
Một lần trò chuyện với các nghệ sĩ hát bộ: NSND Nguyễn Nho Túy (Đội Tảo), NSND Nguyễn Lai (Sáu Lai), NSND Ngô Thị Liễu, NSƯT kèn đàn, trống Văn Bá Anh, NSƯT đàn Nguyễn Cung Nghinh, nhà lý luận sân khấu Mịch Quang và chúng tôi, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nhắc đến ý kiến của Đơbuytxi nói về nhạc hát bộ tại Hội chợ triển lãm 1889 ở Pari (Paris).
Đơbuytxi nói rằng: “Một chiếc kèn dăm rất mực gợi cảm, một chiếc trống (chiến) diễn tả sự náo động. Chỉ có thế thôi. Một bản tính yêu mỹ thuật rất dễ chiều mà không có gì trái với thẩm mỹ cả”.(1)
Người yêu thích âm nhạc Pháp trân trọng nhạc phẩm của Đơbuytxi.
Asinlơ Clốtđơ Đơbuytxi (Achille Claude Debussi) sinh ở Xanh Giecmanh ân Laydơ (Saint Germain-en-Laye) 22/8/1862, mất vào 25/3/1918 ở Pari, nhạc sĩ sáng tác tài năng của nước Pháp, bậc thầy của âm nhạc theo chủ nghĩa ấn tượng, đã viết những tác phẩm thu hút, lôi cuốn người nghe bằng vẻ đẹp và ý thơ như tranh tinh vi, bằng tài nghệ viết dàn nhạc tuyệt diệu. Tác phẩm của ông viết cho dàn nhạc đem đến cho người nghe những ấn tượng phong phú, khi là những đám mây trôi chầm chậm lấp lánh ánh trăng, tiếp nhận những sắc màu khác nhau (Những đám mây - Dạ khúc) cho dàn nhạc giao hưởng, khi là mặt biển xao động trong ánh nắng, lấp lánh màu sắc cầu vồng, tiếng sóng vỗ bờ, hòa cùng giọng hát của những nàng tiên cá trong chuyện hoang đường, làm say mê những người chèo thuyền (Những nàng tiên cá - Dạ khúc), khi là cảnh một đoàn người đi trong đêm cùng với những ngọn đuốc sáng rực (Ngày hội lớn - Dạ khúc).
Kho tang đồ sộ tác phẩm của ông làm rạng rỡ nền văn hoá âm nhạc Pháp.
Chúng ta tìm hiểu nhạc hát bộ cổ truyền dân tộc Việt
Nói về sức hấp dẫn của phương Đông với nước Pháp vào cuối thế kỷ 19, nhắc đến sự gặp gỡ sân khấu phương Đông (Nhật, Trung Quốc, Việt Nam) tại Hội chợ triển lãm 1889 ở Pari, Claudel(2) có nêu vào lúc đó, còn có những diễn viên và nhạc công Việt Nam mà Đơbuytxi cũng rất khâm phục.
Trong sách Âm nhạc giao hưởng (của trường Đại học
Đơbuytxi mang ảnh hưởng âm nhạc Nga qua tác phẩm của Tsaicôpxki và Mutxoocxki,(3) nhưng nghệ thuật sử dụng chất liệu âm thanh mới mẻ, nhất là âm nhạc 5 âm, gam toàn cung và những giai điệu xa lạ ông đem vào tác phẩm, đã bắt nguồn từ khi Đơbuytxi dự Hội chợ triển lãm nói trên. Ông đã nghiên cứu kỹ và say mê âm nhạc Việt
Clốtđơ Rôxtan (Claude Rostan), nhà lý luận nghệ thuật, nhấn mạnh đến thời kỳ sau 1890, rằng âm nhạc của hai vùng này đã mạnh mẽ tác động, khiến ông chống đối lại những mẫu mực kinh điển phương Tây, và quyết định cho ra đời một chất liệu thơ trong âm thanh, mở đầu cho hình thức Đông phương hoá âm nhạc phương Tây. Hiện tượng đó không ngừng là một trong những hiện tượng nổi bật của âm nhạc thế kỷ, kể cả đến thời đại chúng ta đang sống.
Đây không phải là một nguồn ảnh hưởng do vẻ đẹp huy hoàng và màu sắc dân tộc, nhưng chính là một sự chuyển biến có tính chất thi ca, mà ta có thể so sánh với ảnh hưởng của vài nhà doanh họa Nhật đối với họa sĩ Van Gôc (Van Gogh)(4).
(1) Nguyễn Xuất Khoát nhắc lại ý kiến này trong Ôn lại quãng đường sáng tác của tôi trên tạp chí nghiên cứu nghệ thuật số 25, trang 21 tháng 3 - 4/1979 - Bộ VHTT Hà Nội.
(2) Paul Claudel (1818 - 1955) nhà ngoại giao, nhà thơ thần bí, nhà văn, kịch tác gia Pháp.
(3) Piotr llytch Tchaikovski (1840 - 1893), Modeste Petrovitch Moussorgsky (1839-1881) những nhạc sĩ Nga.
(4) Van Gogh - Họa sĩ người Hà Lan