Tập tục thờ trời trong tâm thức người Việt
Thiên có nghĩa là Trời. Chữ "Thiên" viết theo nét chữ Hán gồm có chữ “nhất" ngự trên chữ "đại" , có nghĩa Trời là vĩ đại, là số một; chữ "Trời" viết theo nét chữ Nôm được ghép bởi chữ "Thiên" bao trùm trên chữ "thượng", có nghĩa Trời cao vượt trên tất cả muôn loài, muôn vật. Vậy "Thiên" hoặc "Trời" là gì? Có phải "Thiên" hoặc "Trời " là khoảng mây xanh mà ta trông thấy không?
Trời là cái lý nhưng là cái linh diệu vô cùng, làm chủ tể cả muôn vật và ở chỗ nào cũng có: "Hoàng hĩ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương. cầu dân chi mạc" (Thượng Đế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp - Kinh Thi). Chính do vậy mà con người phải kính Trời và sợ Trời. Vì có lòng kính sợ ấy mới đặt ra nghi lễ tôn nghiêm để tế Trời. Nhưng Trời là chí tôn, chỉ có thiên tử là người chịu mệnh Trời mà trị muôn dân nên mới được quyền thay muôn dân để tế Trời, còn chư hầu ai ở phương nào tế thần phơng ấy, các quan và kẻ sĩ thì tế ngũ tự, tế tổ tiên trong nhà. Sự tế tự ấy nói rõ ràng trong sách Lễ ký, thiên Khúc lễ hạ: "Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngũ tự; chư hầu phương tự, tế ngũ tự; đại phu tế ngũ tự; sĩ tế kỳ tiên" (Thiên tử tế Trời đất, tế bốn phương, tế núi sông, tế ngũ tự; chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự; quan đại phu tế ngũ tự, kẻ sĩ tế tổ tiên). Ngũ tự là tế thần cửa, ngõ, giếng, bếp và ở giữa nhà).
Sách Lễ ký chỉ ghi tới kẻ sĩ mà thôi, không biết dân thường tế ai? Ở Việt
"Đi đâu cho khỏi lưới Trời,
Ở đâu cho hạp mệnh Trời thì êm".
Ý niệm tôn giáo truyền thống sâu rộng nhất của dân tộc chúng ta là thờ Trời. Người nước ngoài đến ở nước ta một thời gian đều chung nhận xét đó. Linh mục Léopold Cadière sinh năm 1869 tại Aix - En -
Nghi thức thờ Trời của người Việt
“Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con"
Thật là đơn giản! và nghi thức này nhịp nhàng theo năm tháng, in đậm trong tâm hồn con người, nối kết họ với tiền nhân, với đất trời và do đó nối kết với mọi người.
Bàn dân thiên hạ thì như vậy, còn việc thờ Trời của vua chúa Việt
Năm 1830 sau khi tế
Việc tế
Quốc sử quán triều Nguyễn khi soạn bộ Minh Mạng chính yếu gồm 22 thiên, thiên đầu tiên là thiên "Kính Thiên "(Kính Trời). Ngay trang đầu tiên của thiên Kính Thiên ghi: "Minh Mạng năm đầu (1820), Tháng sáu, tỉnh Hà Tiên, tỉnh Vĩnh Thanh (nay là Vĩnh Long) và tỉnh Định Tường, bệnh dịch lan tràn. Tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hoa (nay là Thanh Hóa) lâu chẳng có mưa. Hoàng đế sai các nơi sở tại cầu đảo.
Ngài bảo các bầy tôi rằng: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, lúc nào cũng nơm nớp nem nép, chỉ sợ chưa hợp ý Trời, nay hạn, dịch làm tai, có phải Đấng Thượng Đế đã khiển trách ta là không có đức vậy ư". Quan Lại bộ Thượng Thư là ông Nguyễn Hữu Thận tâu rằng: "Tai Trời lưu hành từ đời xưa thường có. Đấng vương giả mỗi khi gặp tai biến biết sợ mà lo thêm sửa đức chính, thời tai lại chuyển làm lành vậy "(5).
Suốt trong thiên Kính Thiên, mỗi khi trong nước có thiên tai, dịch bệnh hoành hành ta thường xuyên đọc những câu đại loại như: "Nay trẫm phải cố gắng sửa mình tu đức để cầu Trời hồi tâm bảo hựu"(6)
Ngày nay tuy khoa học hiện đại cũng không sao triệt tiêu được thiên tai dịch bệnh. Những thiên tai, dịch bệnh xảy ra chính là điềm cảnh báo để các nhà lãnh đạo "cố gắng sửa mình tu đức", bởi vì "nghịch thiên giả vong, thuận thiên giả tồn".
Việc thờ Trời của người Việt Nam được linh mục Cadière nhận xét một cách chân tình: "tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán của họ và phải thừa nhận rằng dân An Nam sâu sắc về tôn giáo tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cùng đến với cùng một Đấng Toàn Năng mà chính tôi đang thờ kính và gọi bằng CHÚA, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm nhân sinh".(7)
Trời là cùng đích, là cứu cánh để con người hướng tới. Sách Trung Dung viết: "cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân. Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri nhơn. Tư tri nhơn, bất khả dĩ bất tri thiên". (Cho nên bậc quân tử cần phải tu tập lấy mình. Muốn tu tập lấy mình, cần phải ăn ở có hiếu thảo với cha mẹ. Muốn ăn ở có hiếu thảo với cha mẹ, cần phải biết người. muốn biết người, cần phải biết TRỜI)
Mọi người trong xã hội không trừ ai phải luôn xem việc Kính Thiên và sống Thuận Thiên là lẽ sống của mình. Có Kính Thiên, có Thuận Thiên mới mong thế giới đến chỗ đại đồng:
Thế giới đại đồng Thiên tác chủ
Nhân tâm hợp nhất Đạo duy quy
(Trời làm chủ, thế giới mới đại đồng
Đạo làm cho lòng người quy về một mối)
NGUYỄN VĂN NGHỆ